Đặc điểm sinh học Chồn nhung đen

Chồn nhung đen sinh sản mỗi năm 3-4 lứa, mỗi lứa 2-2,5 con. Tỷ lệ thịt xẻ là 57%, tỷ lệ thịt móc hàm là 47%. Đặc biệt, chồn nhung đen không ăn nhiều thức ăn tinh (chỉ 10-15%), còn chủ yếu ăn thức ăn thô xanh.[3][4] Chồn nuôi 3 – 4 tháng chồn nhung đen mới được 0,6 – 0,8 kg. Khi làm thịt, tỷ lệ hao hụt rất lớn (sau khi cắt tiết, làm lông, bỏ nội tạng… phần thân thịt chỉ còn 50 – 55%). Chất lượng thịt thậm chí không ngon bằng thịt thỏ, bởi thịt không chắc do chúng ăn ít thức ăn tinh.[3]

Cơ thể và tập tính

Chồn nhung đen có bề ngoài đen tuyền với đặc điểm sinh thái giống chuộtthỏ, chồn có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như chuột.[1] Chồn nhung đen có tầm vóc to hơn chuột với tầm vóc khá to (khoảng từ 1-1,5 kg/con). Khối lượng chồn nhung đen trưởng thành trung bình khoảng 800g, một số con có thể đạt khoảng 1,4 kg. Loài chồn này rất hiền lành, không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái[1] nó có tính bầy đàn khá cao, nhút nhát và kém leo trèo. Loài chồn nhung đen nặng 700 – 1.200 gam, dài 20–25 cm, tuổi thọ 4-5 năm nhưng cũng có thể sống đến 8 năm. Cá thể sống lâu nhất được đưa vào sách kỷ lục thế giới năm 2006 là gần 15 năm.[5]

Thịt của chồn giàu và cân đối các chất dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súcgia cầm và vật nuôi khác. Hàm lượng protein đạt tới 19,7% có tới 17 loại amino acid. Đặc biệt lượng mỡ rất thấp chỉ khoảng 15%. Thịt chồn rất giàu chất khoáng nhất là 2 nguyên tố: Zn và Se có tác dụng chống ung thư. Hàm lượng Fe cao gấp 3 lần thịt ba ba. Hàm lượng cholesterol thấp. Chồn nhung đen rất ít mắc bệnh do vậy thịt chồn nhung đen là loại thịt sạch rất quý giá, rất thơm ngon, không có mùi khó chịu.[6] Một so sánh cho thấy Hàm lượng đạm trong thịt chồn nhung đen chiếm tới 91.7%, cao gấp 4.3 lần thịt gà, 4.6 lần thịt bò, 5.5 lần thịt lợn

Chế độ ăn uống

Chồn nhung đen thuộc loại ăn tạp chủ yếu là các loại cỏ, và các loại rau, củ, quả bình thường, thân cây ngô, dây lang, lá lạc, lá mía... nó không ăn lương thực, chỉ ưa thích các loại cỏ dại, lá cây, quả chín rụng,[2] đặc biệt thích ăn rau muống, cỏ voi. Trong điều kiện nuôi nhốt chồn có thể ăn được cám, khoai, sắn, bột ngô, tấm... nhất là đối với chồn cái sinh sản[6] đồng thời người nuôi có thể tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân, lá cây ngô, lá lạc, thân, lá cây chuối….[2] Nhìn chung, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái.[7]

Sinh sản

Một con chồn nhung đen con đang tắm

Chồn sinh sản nhanh và nhiều, thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời kỳ sinh sản mạnh từ năm thứ 2-3.[6] chồn đẻ bình quân 4 đến năm con/lứa, mỗi năm chồn đẻ được khoảng 4 đến 6 lứa,[2] thậm chí tới 7 chồn con. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Một chồn con mới đẻ sau khoảng mười phút đã có thể đi lại, 35 ngày tuổi đã động đực, 60 ngày thành thục về tính, có thể giao phối, thời gian chửa là 65 ngày, 1 năm cho khoảng từ 20-30 chồn con. Tuổi thọ của chồn nhung đen là từ 6- 7 năm. Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chồn nhung đen http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Kh... http://laocai.gov.vn/sites/sokhcn/ungdungtienbokhc... http://sgtt.vn/Kinh-te/182541/Cho-qua-ky-vong-vao-... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/98425/dua-nhau-nu... http://www.vinhphuc.vn/ct/cms/tintuc/Lists/KinhTe/... http://vtc.vn/1-356784/kinh-te/dua-nhau-nuoi-chuot... http://vtc.vn/1-358191/kinh-te/vach-tran-thu-doan-... http://vtc.vn/1-358322/kinh-te/nuoi-chon-nhung-da-... http://vtc.vn/1-358668/kinh-te/su-that-va-hiem-hoa... http://vtc.vn/1-358802/kinh-te/chon-nhung-den-la-c...